Cách chọn mua laptop cho lập trình viên, sinh viên IT chuẩn nhất
Đặc thù công việc của lập trình viên Lập trình viên luôn phải tiếp xúc với các dòng lệnh, đoạn mã, mặt chữ trên máy tính. Bởi thế, máy tính của họ đòi hỏi phải có yếu tố bảo mật cao, cấu hình phải tốt để chạy ổn định các phần mềm lập trình. Không [...]
Đặc thù công việc của lập trình viên
Lập trình viên luôn phải tiếp xúc với các dòng lệnh, đoạn mã, mặt chữ trên máy tính. Bởi thế, máy tính của họ đòi hỏi phải có yếu tố bảo mật cao, cấu hình phải tốt để chạy ổn định các phần mềm lập trình. Không những thế, màn hình với kích thước lớn cũng là một đặc thù của IT vì sẽ giúp họ nhìn rõ được các đoạn mã chằng chịt.
Cách chọn mua laptop cho lập trình viên, sinh viên IT chuẩn nhất
Tính di động, tiện lợi
Đối với các bạn sinh viên IT, việc đi lại lên trường để học tập là điều không thể tránh khỏi, hoặc bạn phải làm việc ở nhiều nơi khác nhau, đòi hỏi phải di chuyển nhiều. Vậy nên những chiếc laptop với kích thước 13 – 14 inch sẽ tốt hơn dành cho bạn bởi tính di động và tiện lợi hơn trong việc đi lại.
Còn nếu công việc của bạn không nhất thiết phải ra ngoài thường xuyên, thì chọn mua những chiếc laptop cho lập trình viên có kích thước 15 inch sẽ nâng cao hiệu suất làm việc của bạn. Điều này giúp bảo vệ mắt và không gian làm việc cũng rộng rãi hơn.
Màn hình hiển thị
Việc sử dụng laptop trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới mắt. Nhất là đối với lập trình viên, đặc thù công việc của họ là thường xuyên tiếp xúc với nhiều chi tiết nhỏ, nên khả năng hiển thị độ phân giải cao trên laptop là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng.
Bạn nên ưu tiên lựa chọn những chiếc laptop cho lập trình viên với độ phân giải full HD (1920×1080) hoặc tối thiểu là độ phân giải HD (1600×900). Điều đó sẽ nâng cao khả năng làm việc của bạn hơn khi nhìn thấy được các chi tiết rõ ràng, không bị mờ.
Lưu ý:
- Không nên lựa chọn những chiếc laptop có độ phân giải thấp hơn HD bởi vì không giúp ích được gì nhiều cho bạn.
- Không cần thiết để lựa chọn màn hình với độ phân giải 4K bởi nó sẽ ngốn ngân sách và hao pin laptop của bạn.
Hiệu năng CPU
CPU là một trong những tiêu chí bạn cần chú ý khi quyết định chọn mua một chiếc laptop. Bởi vì, khi đã mua laptop về thì CPU không thể nâng cấp được nữa, cho nên quyết định đúng đắn ngay từ đầu sẽ tốt hơn.
Đối với laptop cho dân lập trình hay những học viên học CNTT, nếu muốn chiếc laptop của bạn có thể chạy mượt mà các chương trình lập trình mới nhất trong tầm 5 năm tới thì bạn nên lựa chọn có hệ vi xử lý là i5, i7.
Bên cạnh đó bạn cũng nên chọn thế hệ mới nhất như thế hệ thứ 7,8,9 để tăng cường năng lực xử lý và tốc độ khi biên soạn code nhé.
Bộ nhớ RAM
Bạn nên lựa chọn những chiếc laptop tối thiểu có RAM 8GB bởi vì bạn sẽ chạy các chương trình ảo trên laptop rất nhiều. RAM càng lớn thì không gian lưu trữ nền càng lớn, nhờ đó các chương trình bạn chạy sẽ được mượt mà hơn, tránh được tình trạng giật lag làm giảm hiệu quả học tập, làm việc.
Tối ưu nhất là bạn nên chọn mua laptop có RAM 8GB ngay từ ban đầu, để khi muốn nâng cấp lên 16GB thì bạn chỉ cần mua thêm thanh RAM 8GB để gắn vô bên còn lại để sử dụng thoải mái hơn.
Loại ổ cứng
Để phù hợp với dân IT, lập trình viên thì bạn nên chọn ổ cứng SSD thay vì HDD. Ổ cứng SSD cơ bản cần có là 256GB, nếu tài chính ổn định bạn vẫn có thể nâng cấp lên 512GB hoặc 1TB để đạt hiệu quả tốt nhất.
Ổ cứng SSD sẽ vượt trội hơn ổ cứng HDD ở những điểm sau:
- Khởi động hệ điều hành nhanh hơn.
- Truy xuất dữ liệu ra thiết bị khác cũng nhanh hơn.
- Phần mềm hoạt động ổn định hơn.
- Bảo vệ dữ liệu tốt hơn nhờ khả năng chống sốc cao cùng với linh kiện bền.
- Hoạt động êm ái, không tiếng ồn, tản nhiệt hiệu quả.
- Ghi được dữ liệu lớn giúp nâng cao khả năng làm việc.
Bàn phím
Đặc thù công việc của sinh viên IT là thường xuyên dùng bàn phím để gõ code, do đó nên chọn các bàn phím lực ấn nhẹ, độ đàn hồi tốt, không quá ồn, kích thước bàn phím nhỏ gọn.
Bên cạnh đó, bạn vẫn có thể chọn những mẫu bàn phím cơ để thao tác dễ dàng hơn.
Thời lượng pin
Nếu như bạn dành cả thời gian ngồi kế ổ cắm điện thì không còn gì để bàn. Thế nhưng nếu trên lớp học của bạn, hay quán nước mà không đủ ổ điện cho bạn, thì sẽ như thế nào. Hãy tưởng tượng pin của bạn chỉ trụ nổi 2 tiếng thì sẽ như thế nào?
Vì vậy quyết định chọn mua những chiếc laptop với thời lượng pin trâu tối thiểu là 4 tiếng sẽ là hợp lý nhất.
Hệ điều hành
Hiện nay có 3 hệ điều hành rất phổ biến đó là Windows, MacOS, Linux.
Windows
Ưu điểm là khi cài đặt hệ điều hành sẽ có phần hỗ trợ command line (cmd) phục vụ cho việc viết code.
Nhược điểm:
- Không có Bash Shell (BASH là một ngôn ngữ máy tính dùng để biên dịch câu lệnh được nhập trên Shell để máy tính có thể hiểu được, và cũng là Shell thông dụng trong Linux).
- Power Shell với dòng lệnh dài dòng, khó nhớ (PowerShell là ngôn ngữ được phát triển bởi Microsoft cho mục đích quản lý tự động hóa và định cấu hình các nhiệm vụ bao gồm dòng lệnh và ngôn ngữ mã hóa).
- Phần mềm quản lý gói trên Windows kém ( các gói chỉ thiên về giao diện, không phục vụ cho việc lập trình).
- Một số phần mềm lại không được tích hợp trên Windows.
- Máy tính Windows dễ bị nhiễm các chương trình nguy hiểm.
Linux
Linux rất phù hợp với lập trình viên chuyên lập trình back end như Node.js, Golang, quản lý hệ thống. Họ không cần phần mềm đồ hoạ quá phức tạp. Các IDE phổ biến như JetBrains Web Storm, PyCharm, PHPStorm, CLions, Goland, Sublime Text, VisualCode đều có thể chạy tốt trên Linux.
Nếu bạn là lập trình viên web front end, Linux có lẽ không phù hợp với bạn. Bạn không có Photoshop, SketchApp sẵn mà phải chuyển vào hệ điều hành ảo hoá để dùng.
MacOS
Lập trình viên mà sử dụng MacBook thì không chỗ nào chê bởi tính toàn vẹn của nó. Thế nhưng đối với những bạn IT mới vào nghề mà để bỏ ra số tiền 18 – 40 triệu cho chiếc MacBook là một con số không hề nhỏ.
Việc nâng cấp bộ nhớ SSD 8GB hay 16GB cũng tốn khá nhiều chi phí. Nếu bạn đủ tài chính, thì hãy sắm cho mình một chiếc MacBook để học lập trình.
Đọc thêm:Hướng dẫn tạo usb cài đặt MacOS
Card đồ họa
Đây là một vấn đề tưởng chừng đơn giản nhưng lại khá phức tạp bởi bạn không biết khi nào nên dùng card đồ họa on board hay card đồ họa rời cho phù hợp.
Nếu bạn chỉ đơn giản là quản trị mạng, thiết kế web không thôi mà không đòi hỏi về đồ họa nhiều thì sở hữu card đồ họa Intel HD Graphics là quá đủ rồi.
Còn nếu bạn chuyên sâu hơn về đồ họa, lập trình những chương trình nặng hơn thì tốt hơn nên chọn cho mình những mẫu laptop cho lập trình viên có sử dụng card đồ họa rời để hiệu quả công việc tốt hơn.
Giá thành
Giá thành là một yếu tố quan trọng trong việc chọn mua laptop. Đối với sinh viên khi mới học IT còn hạn hẹp về kinh tế, những mẫu laptop tầm trung với phân khúc giá từ 15 – 20 triệu là lựa chọn hợp lý nhất, đồng thời sẽ đảm bảo tốt cho việc học tập và làm việc của bạn.
Còn nếu bạn không quan tâm về giá cả, thì việc lựa chọn những mẫu mã cao cấp hơn với tầm giá từ 20 – 30 triệu là quá tốt, điều đó sẽ giúp bạn trải nghiệm tốt hơn trong quá trình thiết kế các chương trình, phần mềm.
Trong trường hợp bạn làm việc tại nhà thường xuyên, thì bạn có thể tự build pc cho riêng mình để phù hợp với đặc thù công việc của lập trình viên.
Bài viết trên đây đã chia sẻ cho bạn một vài tiêu chí giúp bạn khi chọn mua laptop cho lập trình viên, sinh viên IT. Nếu có ý kiên thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận phía dưới nhé
[block id = “6276” title = “Liên kết ngược”]